Soy protein 90%

Mã sản phẩmsoy-protein-90
Giá: Liên hệ
Tình trạngCòn hàng
Số lượng sản phẩm

  

 

 

 

LỢI ÍCH CỦA ĐẠM ĐẬU NÀNH

Đạm đậu nành là loại đạm từ trong những hạt đậu nành, mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người. Để hiểu rõ hơn lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bài viết này sẽ tập trung phân tích những lợi ích của đạm đậu nành đối với hai đối tượng này.

Đạm đậu nành là loại đạm mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và khá phổ biến, theo ước tính có khoảng 12.000 loại thực phẩm có chứa đạm đậu nành.

Những năm gần đây, đạm đậu nành nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người tiêu dùng, các nhà nghiên cứu và giới truyền thông. Một báo cáo xuất bản năm 1995 (Anderson, Johnstone và Cook Newell, 1995) ước tính có khoảng 12.000 loại thực phẩm có chứa đạm đậu nành. Theo nghiên cứu của Nestle năm 2002, doanh số bán thức uống từ đậu nành tăng hơn 82% vào năm 1999. Một nghiên cứu gần đây ở châu Âu cũng nhận thấy những cá nhân có thói quen ăn uống lành mạnh (ví dụ như không ăn thịt nhưng ăn cá, ăn chay, thuần chay) có xu hướng sử dụng thực phẩm từ đậu nành nhiều hơn những người có thói quen ăn uống bình thường (theo Keinan-Boker và cộng sự, 2002).

Những thông tin cơ bản về đậu nành

Đạm đậu nành thường được sử dụng thay thế cho đạm động vật trong khẩu phần ăncủa một người. Đậu nành là một loại thực vật không chứa cholesterol và ít chất béo bão hoà (Linsay & Claywell, 1998). Đậu nành là loại thực phẩm từ thực vật duy nhất chứa 8 loại amino axit thiết yếu (Dudek, 2001; Morrison & Hark, 1999). Ngoài những thành phần đó, đậu nành còn rất giàu chất xơ, chất sắt, canxi, kẽm và các loại vitamin B (Linsay & Claywell, 1998).

Lợi ích của đậu nành đối với sức khoẻ

Thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai được khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ đậu nành, bởi những lợi ích mà họ nhận được từ đậu nành tương tự như với phụ nữ bình thường. Các sản phẩm làm từ sữa thường không có hoặc chứa rất ít vitamin D, trong khi, sữa bò hoặc sữa đậu nành bổ sung vi chất là nguồn cung cấp vitamin D đáng tin cậy nhất dành cho những phụ nữ đang trong quá trình mang thai (Somer, 2002).

Trong khi nhiều thai phụ hấp thụ đầy đủ lượng vitamin D cần thiết nhờ phơi nắng hằng ngày, một số thai phụ khác lại quá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc không thích các hoạt động ngoài trời. Đối với nhóm thai phụ này, sữa đậu nành là lựa chọn lý tưởng. Không những thế, sữa đậu nành còn là lựa chọn hàng đầu của nhóm phụ nữ không thích uống sữa bò.

Ngăn ngừa bệnh tim

Theo công trình nghiên cứu của Arliss & Biermann (2002), Morrison & Hark (1999), sử dụng đạm đậu nành thay cho đạm động vật làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) và trigyxerit. Mặc dù có nhiều giả thiết tồn tại nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho cơ chế của tác động này. Một nhận định cho rằng lượng cholesterol chúng ta hấp thụ bị suy giảm hoặc biến đổi (Dudek, 2001). Các nhận định khác cho rằng Isoflavones (hợp chất thực vật phytoestrogen được tìm thấy trong các sản phẩm làm từ đậu nành, xem bảng) kết hợp với các thụ thể estrogen sẽ tạo ra tác động tương tự như làm giảm LDL và tăng lượng lipoprotein tỷ trọng cao, thay đổi vận mạch và chức năng của thành động mạch (Dudek, 2001). Những người có nồng độ cholesterol cao thường có xu hướng thụ hưởng nhiều lợi ích từ đậu nành hơn những người có nồng độ cholesterol ở mức trung bình hoặc thấp.

Bảng Định nghĩa thuật ngữ liên quan đến Đậu nành

Isoflavones - phytoestrogen tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành

Lignan - phytoestrogen ngũ cốc (hạt lanh)

Phytochemical - loại hoá chất tìm thấy ở thực vật (hóa thảo mộc)

Phytoestrogen - hợp chất thực vật có những tác dụng giống như hoocmon đối với cơ thể

Theo nghiên cứu của Wardlaw (2000), mỗi người cần tiêu thụ hơn 25g đạm đậu nành tương ứng với 1/4 chén đậu hũ, 1-2 cốc sữa đậu nành hoặc 1 lượng nhỏ bột đậu nành mỗi ngày. Khi mua một loại thực phẩm từ đậu nành, người tiêu dùngnên chú ý đọc nhãn bao bì để xác định lượng đạm chứa trong sản phẩm đó. Dựa trên kết quả của các thử nghiệm lâm sàngtrên con người, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhậnsử dụng sản phẩm từ đậu nành có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Trong khi FDA hoàn toàn đồng tình với những khẳng định về lợi ích của đạm đậu nành đối với sức khoẻ, năm 2003 Munro và cộng sự của ông tiến hành một bài phân tích tổng hợp các tài liệu lúc bấy giờ và thấy rằng, các tài liệu này đều chứa những thông tin tích cực xác nhận tính an toàn của Isoflavones, vì đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành đều chứa Isoflavones.

Ngăn ngừa bệnh béo phì và bệnh tiểu đường

Những nghiên cứu gần đây cho thấy đạm đậu nành góp phần kiểm soát vấn đề tăng đường huyết,giúpgiảm cân, hạn chế máu nhiễm mỡ và tình trạng tăng insulin trong máu (Bhathena & Velasquez, 2002). Những tính chất này không những giúp kiểm soát béo phì mà còn kiểm soát lượng đường trong máu đối với cả những người mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Ngăn ngừa ung thư

Genistein, một loại hóa thảo mộcchứa trong đậu nành, thuộc nhóm Isoflavones, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư (Wardlaw, 2000). Trước đây, các nhà khoa học chỉ chú tâm vào khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư vú của genistein. Tuy nhiên hiện nay, họ lại bắt đầu tập trung nghiên cứu vào một tác động quan trọng khác của loại hóa thảo mộc này: khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt (Whitney & Rolfes, 2002). Genistein hạn chế sự phát triển của bệnh ung thư bằng việc ngăn chặn các khối u tạo ra các mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng (Arliss & Biermann, 2002; Wardlaw, 2000). Một khẩu phần ăn từ đậu nành như 1 cốc sữa đậu nành, 1/2 chén đậu hũ hoặchạtđậu nành mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả ngăn ngừa ung thư mà bạn không ngờ tới.

Hạn chế triệu chứng thời kỳ mãn kinh

Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành các công trình nghiên cứu để xác định đặc tính hữu ích của Isoflavones đậu nành trong việc bảo vệ phụ nữ khỏi nguy cơ loãng xương và duy trì trái tim khoẻ mạnh (Wardlaw, 2000). Đạm đậu nành cũng được chứng mình là có ảnh hưởng tích cực đến cân bằng xương và canxi của phụ nữ đang trong thời kỳ hậu mãn kinh (Arjmandi và cộng sự, 2003).

Lợi ích của đậu nành đối với nhóm người đặc biệt

Người ăn chay và người ăn thuần chay

Người ăn chay chỉ kiêng các món ăn có thịt động vật, còn người ăn thuần chay là người không ăn bất cứ sản phẩm nào từ động vật, bao gồm cả trứng, sữa và phô mai. Với chế độ ăn uống này, người ăn thuần chay sẽ thiếu Vitamin B12, loại vitamin vốn chỉ có trong sản phẩm từ động vật. Bột ngũ cốc hay thực phẩm thay thế thịt có thể là những lựa chọn đáng cân nhắc, tuy nhiên sữa đậu nành mới là sự thay thế tốt nhất để bổ sung loại vitamin thiết yếu này (Dudek, 2001).

Đối với những người ăn chay hoặc tuần chay, sữa đậu nành là giải pháp ý tưởng giải quyết vấn đề thiếu hụt Vitamin B12

Trẻ sơ sinh có tình trạng đặc biệt

Các sản phẩm từ đậu nành nói chung, sữa đậu nành nói riêng chính là lựa chọn thay thế tuyệt vời dành cho trẻ không có khả năng dung nạp lactose, một loại đường được tìm thấy trong sữa bò. Các bậc cha mẹ cũng có thể chọn sử dụng sữa công thức từ đậu nành nếu muốn con mình theo chế độ ăn chay từ khi mới sinh ra. Ngoài ra, những đứa trẻ vừa mới bị tiêu chảy có thể sử dụng sữa công thức từ đậu nành theo chỉ dẫn của bác sĩ để phục hồi. Sữa công thức từ đậu nành hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Các loại sữa công thức đậu nành thay thế sữa mẹ hiệu quả nhất hiện nay phải kể đến là Prosobee (Mead Johnson) và Isomil (Ross). Với những đứa trẻ sơ sinh không sử dụng được sữa công thức chứa lactose (sữa công thức từ sữa bò, từ casein hay bột wheynhư Similac, Enfamil, Carnation,...) có thể lựa chọn sử dụng sữa công thức từ đậu nành nếu không được nuôi bằng sữa mẹ (Wardlaw, 2000). Mỗi năm có khoảng 20%-25% trẻ sơ sinh chuyển sang dùng sữa công thức từ đạm đậu nành (Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ và Chuyên gia dinh dưỡng Canada [ADA], 2000). Thực tế, sữa công thức đậu nành chỉ phát huy hiệu quả với khoảng 20% - 50% trẻ vì đạm đậu nành cũng có một số kích ứng ở trẻ nhạy cảm nhiều (Wardlaw, 2000). Trong trường hợp này, công thức đạm thủy phân dễ tiêu hoá được sử dụng thay thế (ví dụ: Nutramigen, Alimentum). Theo ADA (2000), với các trường hợp trẻ sinh non nặng dưới 1000gam cần có chế độ chăm sóc đặc biệt thì sữa công thức từ đậu nành không được khuyến khích sử dụng để phòng các cơn đau bụng hay viêm ruột.

Trẻ mầm non

Theo nghiên cứu gần đây của Lack và cộng sự tiến hành với13.971trẻ mầm non trên khắp các vùng miền, sữa đậu nành có liên quan mật thiết đến triệu chứng dị ứng đậu phộng. Các tác giả chorằng mối liên hệ giữa dị ứng đậu phộng với việc sử dụng đậu nành có thể là một hiệu ứng “nhạy cảm chéo”(cross-sensivity)(Lack et al., 2003). Để lí giải rõ mối liên quan này, cần phải tiến hành thêm nhiều công trình nghiên cứu trong tương lai.

Kết luận

Đạm đậu nành cung cấp nhiều lợi ích cho phụ nữ trong những giai đoạn sống khác nhau. Những lợi ích này bao gồm cải thiện chế độ ăn uống và tình trạng tim mạch, ngăn ngừa một số loại ung thư, cải thiện sức khoẻ sau thời kỳ mãn kinh, ngăn ngừa/kiểm soát bệnh béo phì và đa dạng hóa thực phẩm. Phạm vi nghiên cứu về đạm đậu nành đã mở rộng và phổ biến trong những năm gần đây trên nhiều lĩnh vực y tế. Khi hiểu biết nhiều hơn về lợi ích của đậu nành, thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ đậu nành có xu hướng được phát triển nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng

Trở lại

Sản phẩm liên quan