GIỚI THIỆU VỀ CÂY QUẾ
Quế có tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees, họ long não (Lauraceae). Thuộc loại thân gỗ, sống lâu năm chiều cao cây trưởng thành khoảng 15m, đường kính thân 40cm. Vỏ quế là bộ phận chứa nhiều tinh dầu (4 – 5%), do vậy thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu quế là Aldehyt Cinamic (70 – 90%). Quế được 8-10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa màu vàng nhạt hoặc trắng. Hoa quế thường ra vào tháng 4 – 5, đến tháng 1, tháng 2 năm sau quả bắt đầu chín, khi chín quả quế chuyển từ màu xanh sang màu tím than, 1kg hạt quế có 2.500 – 3.000 hạt.
Quế cành được thu hái vào mùa hè rồi phơi khô. Lá và vỏ băm nhỏ để nấu tinh dầu. Người ta còn dùng các tên gọi khác nhau để nói về đặc điểm từng loại vỏ quế:
- Quế tiêm: Cành quế nhỏ
- Quế chi: Cành quế vừa
- Quế thông: Vỏ quế thân vừa
- Quế tâm: Là quế thông được cạo lớp vỏ giấy bên ngoài.
- Quế nhục (nhục quế): Vỏ quế bóc ở thân, cành to.
Trong Đông y vỏ quế là một vị thuốc với rất nhiều công dụng:
– Quế chi: Vị cay ngọt, tính ấm, chữa cảm lạnh không có mồ hôi và tê thấp chân tay đau buốt: dùng 5 – 10g với các vị khác.
– Quế tâm: Chữa đau tim. Liều dùng từ 4 – 8 g phối hợp với các vị khác.
– Quế thông: Chữa chung các chứng lạnh trong nội tạng…
– Quế nhục: Vị ngọt cay, tính nóng, thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, trúng phong, hôn mê, tim yếu và bệnh dịch tả nguy cấp.
TÁC DỤNG CỦA BỘT QUẾ NGUYÊN CHẤT
+ Giảm nhức đầu và triệu chứng đau nửa đầu.
+ Giảm ngứa và làm lành vết thương ngoài da.
+ Loại bỏ các triệu chứng cho phụ nữ sau khi sinh và trong chu kì kinh nguyệt.
+ Giảm đau nhức xương khớp
+ Mặt nạ bột quế làm đẹp, trị mụn, chăm sóc da hiệu quả
+ Giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
+ Bổ não, lưu thông khí huyết, hỗ trợ trí nhớ.
+ Loại bỏ hôi miệng và các vấn đề về răng miệng