Cây kim ngân hoa còn được biết đến với nhiều tên gọi: cây vàng bạc, cây nhẫn đông, Song hoa, Nhị hoa, Ngân hoa, Chừa giang khằm (Thái), Boóc kim ngần (Tày), Chèvrefeuille du Japon (Pháp), Japanese honeysuckle (Anh),.. với Tên khoa học: Lonicera japonica Thumb thuộc họ kim ngân - Caprifoliaceae.
Hình dạng: Cây kim ngân hoa dạng bụi, hoa leo cao khoảng 1.8 – 4.5 m hoặc leo khoảng 3 – 6 m, sống lâu năm. Thân cây kim ngân hoa to khoảng chiếc đũa, phân nhiều cành nhánh, khi còn non có màu xanh, về già thân màu đỏ nâu. Các cành cây kim ngân hoa đôi khi có lông. Lá kim ngân hoa màu xanh lá cây, hình bầu dục, mọc đối, rộng khoảng 2 – 3 cm, dài khoảng 7.5 cm. Lá cây Kim Ngân Hoa xanh quanh năm, kể cả mùa đông cũng không bị rụng lá nên kim ngân hoa có tên là nhẫn đông – chịu được mùa đông. Nụ kim ngân hình gậy, hơi cong dài khoảng 2,5cm. Hoa kim ngân chuyển màu trong ngày từ trắng đến vàng, hoặc có nhiều giống với nhiều màu rực rỡ khác như: hồng tím, cam đỏ, hồng. Hoa kim ngân mọc thành cặp nên còn có tên Song hoa hoặc Nhị hoa, kích thước hoa khoảng 4 – 5 cm. Hoa kim ngân không chỉ đẹp, sai hoa mà còn có hương thơm cực kỳ quyến rũ, thơm ngát khó quên. Quả kim ngân hình cầu, mọng, màu đen, đường kính 3 – 4 mm chứa một ít hạt. Mùa hoa kim ngân tháng 3-5, đậu quả tháng 6-8 hàng năm.
Những ứng dụng của cây kim ngân hoa:
- Cây kim ngân hoa dạng bụi thường dùng trồng hàng rào, tạo bức màn thiên nhiên lý tưởng, cho hoa đẹp.
- Cây hoa leo kim ngân được sử dụng trồng giàn, vòm cổng hay tường rào, leo lên tầng cao hoặc buông rủ xuống dưới, che nắng nóng rất tốt cùng hoa đẹp và hương thơm lan tỏa khắp khu vườn, trong nhà ngoài ngõ.
Ngoài tác dụng làm cảnh Kim ngân hoa còn là vị thuốc quý giá, chữa được nhiều bệnh:
Thành phần hóa học trong cây kim ngân hoa: Toàn thân cây chiết xuất ra nhiều dược chất: Tannin, Inositol, Luteolin, b-Sitosterol-D-Glucoside, Isochlorogenic acid, b-Sitosterol, Stigmasterol, Stimasteryl-D-Glucoside, Chlorogenic acid, Ginnol. Lá kim ngân cóchứa Loganin. Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (S Caroten, Cryptoxantin, Auroxantin).
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc hoa Kim ngân – có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác – có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga.
- Tác dụng chuyển hóa chất béo.
- Tác dụng trên đường huyết: nước sắc hoa Kim ngân cho uống có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ
- Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc chế từ cây kim ngân có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn: trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn dung huyết, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, não cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,… cùng các loại nấm ngoài da, virus cúm Spirochete
- Tác dụng kháng viêm: làm giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
- Kháng Virus
- Tác dụng chống lao
- Trong nhãn khoa: nước sắc Kim ngân hoa được dùng cho những trường hợp giác mạc loét, kết mạc viêm mạn
Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn: dùng dịch chiết Kim ngân hoa chích vào huyệt hoặc vào bắp có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi viêm cấp nặng và lỵ. Cũng dùng trong 1 số trương hợp ruột dư viêm có mủ, quai bị lở ngứa
- Tăng bài tiết dịch vị và mật
- Làm hạ Cholesterol trong máu
- Có tác dụng lợi tiểu
- Tăng tác dụng thu liễm do có chất Tanin
Cây kim ngân hoa còn được dùng làm thuốc trong Đông y trị mụn nhọt, mày đay, ban sởi, lở ngứa… Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống: Vị đắng, ngọt, không độc, tính hơi hàn, khí bình
+ Tiêu thủng, liệu phong, bổ hư, tán độc, uống lâu ngày tăng tuổi thọ
+ Khu phong, tán nhiệt, chỉ lỵ, trừ thấp, tiểu thủng, liệu tý
- Thanh nhiệt, giải độc. Trị ôn, nhiệt lỵ, bệnh phát nhiệt, mụn nhọt, rôm sẩy, hắc lào, ghẻ lở, giang mai
- Tỳ Vị hư hàn, mồ hôi ra nhiều, tiêu chảy không phải do nhiệt, mụn nhọt loại âm tính hoặc sau khi vỡ mủ mà khí lực yếu, mủ trong lỏng, dị ứng, mẩn ngứa
+ Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, sưng to, đỏ, chảy nước, đau chịu không nổi.
+ Trị họng đau, quai bị
+ Trị ruột dư viêm cấp hoặc phúc mạc viêm
+ Dự phòng não viêm
+ Trị cảm cúm
+ Trị sởi
Thu hái hoa kim ngân lúc nụ sắp nở, vào đầu mùa Hạ vào khoảng 9 – 10 giờ sáng (khi sương đã ráo). Đem thái mỏng, phơi hoặc sấy khô sau đó tán bột sẽ giữ được lâu hơn, dễ sử dụng trong làm đẹp.