Cải bó xôi còn gọi là rau chân vịt, ba thái có tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae.
Tác dụng của cải bó xôi:
- Nhuận trường, thông đại tiện: Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho cải bó xôi (đã rửa sạch, để ráo, cắt khúc) vào đun sôi lại là dùng được.
- Tăng tiết dịch tụy mật, các tuyến nội tiết: 300g cải bó xôi rửa sạch, xắt sợi nhỏ, 50g cật heo, 50g gan bò, 3g hành tây.
Tất cả nấu trong 500ml nước, nêm 1/3 muỗng bột nêm, còn 150ml, cho thêm 3 tép đầu hành lá. Ăn sáng, trưa, chiều, liền trong 3 tuần.
- Bổ trợ tim suy: 250g cải bó xôi, 150g dây lá chùm bao (lạc tiên), 5g cam thảo, sao khử thổ chung 3 thứ rồi tán nhuyễn uống uống liên tục với nước sôi để nguội.
- Chống hoại huyết: 150g cải bó xôi, rửa sạch, xắt sợi nhỏ, ngâm chung với 1/3 muỗng cà phê muối khoảng 1 giờ. Sao, khử thổ, tán nhuyễn. Lúc khát, pha 1 muỗng canh trong 30ml nước đun sôi để nguội.
Uống 1 - 4 lần/ngày. Liên tục trong 10 ngày.
- Chống thiếu máu, hạ huyết áp: 100g cải bó xôi, rửa sạch, xắt nhỏ, cho ½ muỗng cà phê bột nêm, 3g hành tây xắt khoanh. Nấu 3 chén nước còn 1 chén. Ăn cái, uống nước ngày 2 lần.
- Trị mắt quáng gà: 500g cải bó xôi tươi, nghiền nát lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần.
- Phòng ngừa cao huyết áp, đi đại tiện khó: Cải bó xôi tươi 300g, cho vào nước sôi ngâm trong vòng 3 phút, sau đó vớt ra trộn với muối, dầu vừng. Mỗi ngày ăn hai lần.
- Chữa viêm cấp đường tiêu hóa, táo bón, kiết lị: 100g cải bó xôi, 1/3 muỗng cà phê muối, nấu với 3 chén nước, còn 1 chén. Người lớn uống một lần vào buổi trưa. Trẻ em uống sáng và chiều.
- Cần cho thai phụ: Ăn cải bó xôi trong 3 tháng đầu mang thai giúp hình thành các dây thần kinh ghi nhớ, học tập ở bào thai.
Ngoài ra cải bó xôi còn có nhiều tác dụng khác như giảm hen suyễn, quáng gà, đục thủy tinh thể, viêm gan, đau đầu, đau mắt, viêm đau khớp, nóng trong người, rụng tóc, táo bón ở người già, viêm đường tiết niệu, mỡ máu cao…